Giới thiệu sách: Chuyện đời xưa của Trương Vĩnh Ký – (Người giữ lửa cho tiếng Việt miền Nam) (Trương Vĩnh Ký)
Giới thiệu sách: Chuyện đời xưa của Trương Vĩnh Ký – (Người giữ lửa cho tiếng Việt miền Nam) (Trương Vĩnh Ký)
Tiến sĩ ngành Sử học với hơn 40 kinh nghiệm biên tập sách về các lĩnh vực kinh tế- chính trị- văn hoá- xã hội, tác giả của nhiều bài báo trên các tạp chí khoa học uy tín tại Việt Nam.
Aug 7, 2020
Giới thiệu sách: Chuyện đời xưa của Trương Vĩnh Ký –
(Người giữ lửa cho tiếng Việt miền Nam)
(Tác giả: Trương Vĩnh Ký; Giới thiệu và chú giải: Nguyễn Văn Sâm; Nxb. Văn học)
Trương Vĩnh Ký sinh năm 1837 ở Cái mơn, Vĩnh Long. Ông mồ côi cha từ khi 5 tuổi. Năm lên 9 tuổi, ông đã thông thạo nhiều sách Nho. Một người vốn hàm ơn cha ông đã xin cho ông theo đạo Thiên chúa. Năm 12 tuổi, ông theo học trường đạo Pinhalu ở Cao Miên, sau đó tiếp tục theo học ở Mã Lai. Ông đọc thông, viết thạo 21 ngôn ngữ châu Á và châu Âu. Năm 1983, ông tham gia đoàn của Phan Thanh Giản đi sứ sang Pháp với vai trò là thông ngôn. Trong chuyến đi này ông kết giao với một số nhân vật nổi tiếng ở Pháp, trong đó có Paul Bert, sau này là Toàn quyền Đông Dương. Năm 1886, ông được cử ra Huế dạy vua Đồng Khánh tiếng Pháp. Trong thời gian này, ông có đề nghị Đồng Khánh một số ý tưởng về cải cách, nhưng không được chấp nhận, thậm chí còn bị triều đình Huế dị nghị, vì cho rằng ông là người thân tín của Pháp. Khi Paul Bert mất, ông trở về Nam làm việc như một nhà văn, nhà báo, nhà giáo, điều hành trường thông ngôn, sáng lập tờ Gia Định. Ông mất năm 1898, thọ 61 tuổi. Học giả Nguyễn Văn Tố đã khẳng định về con người ông: “Cuộc đời của Petrus Ký tóm lại bằng ba chữ: Khoa học (science), Lương tâm (conscience) và Khiêm cung (modestie)...”.
Tác phẩm “Chuyện đời xưa” của Trương Vĩnh Ký là một trong những tác phẩm được độc giả quan tâm nhất trong hàng trăm tác phẩm của ông. Tác phẩm này được in lần đầu tiên vào năm 1866. Năm 1914, tác phẩm này đã được in tới 9000 bản trong điều kiện số dân khi đó chưa đầy 15 triệu. Tuy nhiên, hiện tại chưa tìm được bản in năm 1866, nên tác phẩm được ra mắt bạn đọc lần này in theo bản in năm 1914.
Nội dung tác phẩm tập trung vào chủ đề giáo dục về luân lý, giúp người đọc hiểu thêm về cách đối nhân xử thế trong cuộc sống, phân biệt được phải trái, đúng sai, biết mình, biết người...Các câu chuyện nêu trong tác phẩm, cách hành văn trong tác phẩm được thể hiện một cách ngắn gọn, súc tích, văn phong giản dị, gần gũi với cuộc sống đời thường của người dân lao động, nhất là người dân ở các tỉnh miền Nam.
Cuốn sách đã được nhà giáo – nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Sâm gia công chú giải từ ngữ khá công phu, giúp bạn đọc ở mọi miền đất nước có thể hiểu được hết nghĩa ngôn ngữ - “tiếng Việt miền Nam” mà tác giả Nguyễn Vĩnh Ký đã sử dụng cách đây hơn 100 năm.
Ghi chú: Ảnh mang tính chất minh hoạ (Nguồn: Pixabay)
(Người giữ lửa cho tiếng Việt miền Nam)
(Tác giả: Trương Vĩnh Ký; Giới thiệu và chú giải: Nguyễn Văn Sâm; Nxb. Văn học)
Trương Vĩnh Ký sinh năm 1837 ở Cái mơn, Vĩnh Long. Ông mồ côi cha từ khi 5 tuổi. Năm lên 9 tuổi, ông đã thông thạo nhiều sách Nho. Một người vốn hàm ơn cha ông đã xin cho ông theo đạo Thiên chúa. Năm 12 tuổi, ông theo học trường đạo Pinhalu ở Cao Miên, sau đó tiếp tục theo học ở Mã Lai. Ông đọc thông, viết thạo 21 ngôn ngữ châu Á và châu Âu. Năm 1983, ông tham gia đoàn của Phan Thanh Giản đi sứ sang Pháp với vai trò là thông ngôn. Trong chuyến đi này ông kết giao với một số nhân vật nổi tiếng ở Pháp, trong đó có Paul Bert, sau này là Toàn quyền Đông Dương. Năm 1886, ông được cử ra Huế dạy vua Đồng Khánh tiếng Pháp. Trong thời gian này, ông có đề nghị Đồng Khánh một số ý tưởng về cải cách, nhưng không được chấp nhận, thậm chí còn bị triều đình Huế dị nghị, vì cho rằng ông là người thân tín của Pháp. Khi Paul Bert mất, ông trở về Nam làm việc như một nhà văn, nhà báo, nhà giáo, điều hành trường thông ngôn, sáng lập tờ Gia Định. Ông mất năm 1898, thọ 61 tuổi. Học giả Nguyễn Văn Tố đã khẳng định về con người ông: “Cuộc đời của Petrus Ký tóm lại bằng ba chữ: Khoa học (science), Lương tâm (conscience) và Khiêm cung (modestie)...”.
Tác phẩm “Chuyện đời xưa” của Trương Vĩnh Ký là một trong những tác phẩm được độc giả quan tâm nhất trong hàng trăm tác phẩm của ông. Tác phẩm này được in lần đầu tiên vào năm 1866. Năm 1914, tác phẩm này đã được in tới 9000 bản trong điều kiện số dân khi đó chưa đầy 15 triệu. Tuy nhiên, hiện tại chưa tìm được bản in năm 1866, nên tác phẩm được ra mắt bạn đọc lần này in theo bản in năm 1914.
Nội dung tác phẩm tập trung vào chủ đề giáo dục về luân lý, giúp người đọc hiểu thêm về cách đối nhân xử thế trong cuộc sống, phân biệt được phải trái, đúng sai, biết mình, biết người...Các câu chuyện nêu trong tác phẩm, cách hành văn trong tác phẩm được thể hiện một cách ngắn gọn, súc tích, văn phong giản dị, gần gũi với cuộc sống đời thường của người dân lao động, nhất là người dân ở các tỉnh miền Nam.
Cuốn sách đã được nhà giáo – nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Sâm gia công chú giải từ ngữ khá công phu, giúp bạn đọc ở mọi miền đất nước có thể hiểu được hết nghĩa ngôn ngữ - “tiếng Việt miền Nam” mà tác giả Nguyễn Vĩnh Ký đã sử dụng cách đây hơn 100 năm.
Ghi chú: Ảnh mang tính chất minh hoạ (Nguồn: Pixabay)
Bình luận