Giới thiệu sách: Địa chính trị của loài muỗi – Khái lược về toàn cầu hóa (Erik Orsenna-Thành viên Viện Hàn lâm Pháp và Tiến sĩ Isabelle de Saint Aubin)


Tiến sĩ ngành Sử học với hơn 40 kinh nghiệm biên tập sách về các lĩnh vực kinh tế- chính trị- văn hoá- xã hội, tác giả của nhiều bài báo trên các tạp chí khoa học uy tín tại Việt Nam.
Aug 29, 2020


Giới thiệu sách: Địa chính trị của loài muỗi – Khái lược về toàn cầu hóa
(Tác giả: Erik Orsenna Thành viên Viện Hàn lâm Pháp và
Tiến sĩ Isabelle de Saint Aubin; Dịch giả: Trần Thị Phương Thảo; Nxb. Hà Nội)

Tác giả Erik Orsenna sinh năm 1947, là chính trị gia, tiểu thuyết gia và là thành viên Viện Hàn lâm Pháp. Ông có bằng triết học, khoa học chính trị và kinh tế, tiến sĩ về Tài chính Quốc tế và Kinh tế phát triển. Ông đã từng làm cố vấn văn hóa cho Chính phủ Pháp, năm 2000 được bổ nhiệm Cố vấn Nhà nước... Ông đã có một số tác phẩm nổi tiếng: Triển lãm thuộc địa, Du hành đến xứ sở của bông vải, Tương lai của nước, Trên hành trình của giấy.

Tiến sĩ Isabelle de Saint Aubin là bác sĩ tim mạch. Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, cuốn sách gồm ba phần chính:

+ Phần một: Chúng là ai
+ Phần hai: Chúng sống ở đâu?
+ Phần ba: Làm sao thoát khỏi chúng?

Theo tác giả, ông đã nghiên cứu, tìm hiểu về quá trình “toàn cầu hóa” trong suốt một thập kỷ, mà theo ông quá trình này đã làm đảo lộn không gian kinh tế, xã hội và tinh thần của con người. Ông đã cố gắng tìm kiếm một điểm nhìn để đề cập vấn đề y tế trong thời đại toàn cầu hóa. Theo ông, Vi khuẩn và virus là loài bất chấp biên giới quốc gia. Và chính loài người thường mang theo chúng và là nạn nhân tiềm năng của chúng, luôn cùng chúng đi khắp mọi nơi... Sức khỏe cũng như bệnh tật, cũng được toàn cầu hóa... Thông qua tác phẩm của mình, tác giả đã kể lại một cách hài hước về câu chuyện của loài muỗi, loài vật tuy nhỏ bé nhưng rất nguy hiểm đối với con người. Chúng có ở khắp mọi nơi trên trái đất và làm lây lan không ít căn bệnh nguy hại cho loài người, chúng còn có khả năng thích ứng với mọi hoàn cảnh để sinh tồn và phát triển... Theo tác giả, muỗi có khoảng 3564 loài và hàng năm đã lấy đi sinh mạng của 750.000 người...

Đan xen câu chuyện về các loài muỗi, tác giả đã phác họa khái quát về tội ác diệt chủng của bè lũ Pôn Pốt – Iêng Xary ở Campuchia, các cuộc nội chiến, tàn sát đẫm máu ở Nigeria, Cameroun, Rwanda... qua đó đưa ra kết luận loài người là động vật gây nhiều nguy hiểm nhất cho con người, chỉ sau loài muỗi.... Con số 475.000 nghìn người chết do chính con người gây ra chỉ xếp sau 750.000 người chết do loài muỗi gây ra.... Thông qua câu chuyện về loài muỗi, tác giả muốn đưa ra một thông điệp về quá trình toàn cầu hóa, như loài muỗi, toàn cầu hóa len lỏi khắp mọi nơi, mọi chốn trên trái đất. Ở đâu nó cũng tìm cách thích nghi, tồn tại và phát triển, nhưng bên cạnh đó nó cũng mang theo không ít hiểm họa đối với con người...

Ghi chú: Ảnh mang tính chất minh hoạ (Nguồn: Pixabay)


Bình luận