Giới thiệu sách: Đồi nhất phương (Phạm Thị Ngọc Điệp)
Giới thiệu sách: Đồi nhất phương (Phạm Thị Ngọc Điệp)
Tiến sĩ ngành Sử học với hơn 40 kinh nghiệm biên tập sách về các lĩnh vực kinh tế- chính trị- văn hoá- xã hội, tác giả của nhiều bài báo trên các tạp chí khoa học uy tín tại Việt Nam.
Sep 12, 2020
Giới thiệu sách: Đồi nhất phương (tập truyện ngắn)
(Tác giả: Phạm Thị Ngọc Điệp; Nxb. Hội Nhà văn)
Cuốn sách “Đồi nhất phương” của tác giả Phạm Thị Ngọc Điệp gồm có 11 câu chuyện: Gió đưa bông sậy; Đám mây ngũ sắc; Gã ăn mày; Đêm bên sông; Người trong hang núi; Tiếng ong bay; “Kỳ nhông ông kỳ đà”; Vĩnh biệt vườn dâu; Đi với nhau một quãng đường; Bay đi những lời thề; Đồi nhất phương. Các câu chuyện trong sách đều viết về những cuộc đời khốn khó, những số phận éo le, những tấm lòng nhân hậu, thiện ác luôn xen lẫn... Có thể dẫn chứng qua một số câu chuyện được nêu lại dưới đây.
+ “Gió đưa bông sậy” ghi lại những hồi tưởng của tác giả 30 năm về trước, khi tác giả mới ra trường đã có nhiều kỷ niệm cùng với hai người bạn là Trang và Thúy. Nhà 254 ngày xưa, các cô thường được đón anh Bảy đến chơi để nghe anh kể các câu chuyện về chiến tranh, chuyện công việc với đủ thứ nhọc nhằn. Có lần tác giả đưa ba mình đi khám bệnh, bác sĩ nói ba mắc bệnh nan y không thể qua được bốn tháng nữa... Rồi có lần tác giả bị trộm dọn sạch nhà phải nhịn đói đến quá trưa, khi bạn đến chơi mà không tìm ra thứ gì để mời bạn cả...
+ “Đám mây ngũ sắc” kể về bà Rớt, mới 40 tuổi mà chẳng còn cái răng nào. Là con cả của một gia đình nghèo khó có 12 đứa em, bà Rớt đã hy sinh đời mình, tích cực lao động để giúp thêm mẹ lo cuộc sống cho các em. Khi bố mẹ qua đời, các em đều đã có gia đình, bà Rớt đã quyết định tự tử với mong muốn “Không muốn làm lụng cực khổ nữa... muốn cỡi đám mây ngũ sắc đi viễn du” (tr. 23). Nhưng lần này Rớt không chết. Sau đó, chỉ do một lần vô tình nhặt ba quả trứng vịt đẻ hoang của người hàng xóm, bà Rớt đã bị vu vào tội danh ăn cắp... Bà đã bị người ta lợi dụng vụ việc này để chửi bới nhau về nhiều việc khác vốn không liên quan gì đến việc bà nhặt nhầm 3 quả trứng vịt đẻ hoang... Và lần này thì vì danh dự mà bà Rớt chết thật, không ai có thể cứu con người đáng thương này được nữa...
+ “Gã ăn mày” viết về vợ chồng anh Thiện vốn làm ăn chăm chỉ, nhưng chị vợ lại mắc căn bệnh tim phải mổ, mà phải cần tới 50 triệu, trong khi vợ chồng anh không có cách nào kiếm được số tiền này. Một lần có một kẻ ăn mày đến nhà để xin ăn trong khi nhà không có gạo và cả tiền. Chị vợ anh Thiện đã mời gã ăn mày xơi tạm chuối chín... Thế rồi một tuần sau gã ăn mày lại đến. Nhưng lần này gã ăn mặc bảnh bao và không phải đến nhà chị để xin ăn. Lần trước là gã đến vờ xin ăn để thử tấm lòng của chị. Gã đã biếu chị khoản tiền 50 triệu cần có để chữa bệnh, mà còn biếu thêm chị 10 triệu nữa. Sau đó gã đã ra đi không bao giờ trở lại, kể cả tên tuổi gã cũng giấu... Sự việc diễn ra chóng vánh y như một câu chuyện cổ tích ngày xưa...
+ “Đêm bên sông” kể về một người phụ nữ cất nhà ở cùng hai đứa bé mồ côi sống ở Bến Tre. Bà có chút ít vốn liếng chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền và có thể đỡ đẻ theo kinh nghiệm. Người trong vùng thường gọi bà bằng cái tên trìu mến là Vú Nàng. Tương truyền bà đã từng được hổ đực trong đêm tìm cõng bà về hang của mình để đỡ đẻ cho hổ cái, sau đó đã cõng bà trở lại nhà. Ngày hôm sau hổ đực lại đến nhà bà đem theo một con lợn rừng để tạ ơn cứu mạng hổ cái và các con của chúng. Trong những năm tháng phiêu dạt của Chúa Nguyễn Ánh khi bị quân Tây Sơn vây ráp, Chúa bị ốm nặng, sốt cao phải xin tá túc nhà bà. Suốt năm ngày, năm đêm, bà đã tìm các loại thuốc và hết lòng chăm sóc Chúa Nguyễn, bất chấp sự nguy hiểm đến tính mạng, vì quân Tây Sơn đang lùng sục gắt gao để tìm bắt Chúa Nguyễn. Sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi đã cho người đi tìm người đã cứu mạng mình nhưng Vú Nàng đã từ chối không nhận mình là người năm xưa đã từng cứu giúp Chúa Nguyễn...
+ “Vĩnh biệt vườn dâu”, tác giả đã trở lại câu chuyện Dương Lễ cho người vợ thứ ba của mình là Châu Long đi ngầm giúp người bạn thân của mình là Lưu Bình, để chàng tập trung học tập, đỗ đạt làm quan. Thời gian và điều kiện đã làm nảy sinh tình cảm quý mến và trân trọng nhau thực sự giữa hai người, nhưng họ không thể đến được với nhau vì Châu Long phải thực hiện nhiệm vụ chồng giao. Ngày Lưu Bình đỗ đạt cũng là ngày họ phải chia tay nhau với bao tình cảm nhớ thương và nỗi niềm buồn khổ chứa chất trong lòng...
Thông qua các câu chuyện cho thấy trong lòng tác giả có tình cảm sâu nặng đối với quê hương, sự chia sẻ, cảm thông sâu sắc đối với cuộc sống, số phận của những người lao động, nhất là những người có những hoàn cảnh khốn khó, éo le... Các câu chuyện tác giả viết trong cuốn sách thấm đậm tính nhân văn, chứa chan tình người, phê phán cái xấu, cái ác, đề cao cái đẹp, cái tốt trong xã hội...
Ghi chú: Ảnh mang tính chất minh hoạ (Nguồn: Pixabay)
(Tác giả: Phạm Thị Ngọc Điệp; Nxb. Hội Nhà văn)
Cuốn sách “Đồi nhất phương” của tác giả Phạm Thị Ngọc Điệp gồm có 11 câu chuyện: Gió đưa bông sậy; Đám mây ngũ sắc; Gã ăn mày; Đêm bên sông; Người trong hang núi; Tiếng ong bay; “Kỳ nhông ông kỳ đà”; Vĩnh biệt vườn dâu; Đi với nhau một quãng đường; Bay đi những lời thề; Đồi nhất phương. Các câu chuyện trong sách đều viết về những cuộc đời khốn khó, những số phận éo le, những tấm lòng nhân hậu, thiện ác luôn xen lẫn... Có thể dẫn chứng qua một số câu chuyện được nêu lại dưới đây.
+ “Gió đưa bông sậy” ghi lại những hồi tưởng của tác giả 30 năm về trước, khi tác giả mới ra trường đã có nhiều kỷ niệm cùng với hai người bạn là Trang và Thúy. Nhà 254 ngày xưa, các cô thường được đón anh Bảy đến chơi để nghe anh kể các câu chuyện về chiến tranh, chuyện công việc với đủ thứ nhọc nhằn. Có lần tác giả đưa ba mình đi khám bệnh, bác sĩ nói ba mắc bệnh nan y không thể qua được bốn tháng nữa... Rồi có lần tác giả bị trộm dọn sạch nhà phải nhịn đói đến quá trưa, khi bạn đến chơi mà không tìm ra thứ gì để mời bạn cả...
+ “Đám mây ngũ sắc” kể về bà Rớt, mới 40 tuổi mà chẳng còn cái răng nào. Là con cả của một gia đình nghèo khó có 12 đứa em, bà Rớt đã hy sinh đời mình, tích cực lao động để giúp thêm mẹ lo cuộc sống cho các em. Khi bố mẹ qua đời, các em đều đã có gia đình, bà Rớt đã quyết định tự tử với mong muốn “Không muốn làm lụng cực khổ nữa... muốn cỡi đám mây ngũ sắc đi viễn du” (tr. 23). Nhưng lần này Rớt không chết. Sau đó, chỉ do một lần vô tình nhặt ba quả trứng vịt đẻ hoang của người hàng xóm, bà Rớt đã bị vu vào tội danh ăn cắp... Bà đã bị người ta lợi dụng vụ việc này để chửi bới nhau về nhiều việc khác vốn không liên quan gì đến việc bà nhặt nhầm 3 quả trứng vịt đẻ hoang... Và lần này thì vì danh dự mà bà Rớt chết thật, không ai có thể cứu con người đáng thương này được nữa...
+ “Gã ăn mày” viết về vợ chồng anh Thiện vốn làm ăn chăm chỉ, nhưng chị vợ lại mắc căn bệnh tim phải mổ, mà phải cần tới 50 triệu, trong khi vợ chồng anh không có cách nào kiếm được số tiền này. Một lần có một kẻ ăn mày đến nhà để xin ăn trong khi nhà không có gạo và cả tiền. Chị vợ anh Thiện đã mời gã ăn mày xơi tạm chuối chín... Thế rồi một tuần sau gã ăn mày lại đến. Nhưng lần này gã ăn mặc bảnh bao và không phải đến nhà chị để xin ăn. Lần trước là gã đến vờ xin ăn để thử tấm lòng của chị. Gã đã biếu chị khoản tiền 50 triệu cần có để chữa bệnh, mà còn biếu thêm chị 10 triệu nữa. Sau đó gã đã ra đi không bao giờ trở lại, kể cả tên tuổi gã cũng giấu... Sự việc diễn ra chóng vánh y như một câu chuyện cổ tích ngày xưa...
+ “Đêm bên sông” kể về một người phụ nữ cất nhà ở cùng hai đứa bé mồ côi sống ở Bến Tre. Bà có chút ít vốn liếng chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền và có thể đỡ đẻ theo kinh nghiệm. Người trong vùng thường gọi bà bằng cái tên trìu mến là Vú Nàng. Tương truyền bà đã từng được hổ đực trong đêm tìm cõng bà về hang của mình để đỡ đẻ cho hổ cái, sau đó đã cõng bà trở lại nhà. Ngày hôm sau hổ đực lại đến nhà bà đem theo một con lợn rừng để tạ ơn cứu mạng hổ cái và các con của chúng. Trong những năm tháng phiêu dạt của Chúa Nguyễn Ánh khi bị quân Tây Sơn vây ráp, Chúa bị ốm nặng, sốt cao phải xin tá túc nhà bà. Suốt năm ngày, năm đêm, bà đã tìm các loại thuốc và hết lòng chăm sóc Chúa Nguyễn, bất chấp sự nguy hiểm đến tính mạng, vì quân Tây Sơn đang lùng sục gắt gao để tìm bắt Chúa Nguyễn. Sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi đã cho người đi tìm người đã cứu mạng mình nhưng Vú Nàng đã từ chối không nhận mình là người năm xưa đã từng cứu giúp Chúa Nguyễn...
+ “Vĩnh biệt vườn dâu”, tác giả đã trở lại câu chuyện Dương Lễ cho người vợ thứ ba của mình là Châu Long đi ngầm giúp người bạn thân của mình là Lưu Bình, để chàng tập trung học tập, đỗ đạt làm quan. Thời gian và điều kiện đã làm nảy sinh tình cảm quý mến và trân trọng nhau thực sự giữa hai người, nhưng họ không thể đến được với nhau vì Châu Long phải thực hiện nhiệm vụ chồng giao. Ngày Lưu Bình đỗ đạt cũng là ngày họ phải chia tay nhau với bao tình cảm nhớ thương và nỗi niềm buồn khổ chứa chất trong lòng...
Thông qua các câu chuyện cho thấy trong lòng tác giả có tình cảm sâu nặng đối với quê hương, sự chia sẻ, cảm thông sâu sắc đối với cuộc sống, số phận của những người lao động, nhất là những người có những hoàn cảnh khốn khó, éo le... Các câu chuyện tác giả viết trong cuốn sách thấm đậm tính nhân văn, chứa chan tình người, phê phán cái xấu, cái ác, đề cao cái đẹp, cái tốt trong xã hội...
Ghi chú: Ảnh mang tính chất minh hoạ (Nguồn: Pixabay)
Bình luận